Khi đến với Xứ Lạng, du khách không khó để có thể mua và ăn món vịt quay lá mác mật hợp khẩu vị. Tuy mỗi nhà có công thức, bí quyết hương vị riêng, nhưng nhìn chung món vịt quay lá mác mật đều có nguyên liệu chính là: củ xả, lá mác mật, tỏi, xì dầu, vịt (loại to), mật ong. Nhìn cảm quan bên ngoài, vịt phải có da vàng óng, khi ăn có độ giòn, vị béo ngậy.
VỊT QUAYLẠNG SƠN
Lạng Sơn được nhiều du khách biết đến với những địa danh nổi tiếng như: chùa Tam Thanh, Nhị Thanh, hòn Vọng Phu, phố Kỳ Lừa… Không những thế, Lạng sơn còn là địa điểm hấp dẫn bằng các món ẩm thực rất nổi tiếng như lợn quay, măng ớt, bánh ngải… và đặc biệt nhất là món đặc sản vịt quay Lạng Sơn.
Nếu như ở Hà Nội có đặc sản vịt cỏ Vân Đình dường như đã trở thành một thương hiệu lớn, thì Lạng Sơn có đặc sản vịt Lưu Gia, thịt dày mềm, xương nhỏ. Vịt được chọn để quay vừa lớn tới, không già quá mà cũng không quá non. Nhưng chọn vịt chỉ mới là khâu đầu. Còn để thịt quay ngon, nằm ở khâu tẩm ướp.
Người dân địa phương dùng nhiều loại lá rừng có vị thơm, trong đó không thể thiếu lá mắc mật, quả mắc mật, mật ong, hắc xì dầu, sả, ớt, tiêu đen, dầu đậu nành, gừng, hạt nêm, chanh hoặc dấm, tỏi, mạch nha. Nghe thì có vẻ rất đơn giản, nhưng người dân nơi đây có những bí quyết đặc trưng và truyền thống mà không phải món vịt quay ở nơi nào cũng có được. Là Người dân nơi đây có những bí quyết đặc trưng và truyền thống mà không phải món vịt quay ở nơi nào cũng có được.
Ngay từ khi lựa chọn, vịt phải đúng tầm và ưng ý, người ta vặt lông vịt một cách chớp nhoáng tránh ngâm lâu trong nước sẽ bị nhạt thịt và bị tanh. Họ lấy hết ruột gan vịt rồi thổi cho da dẻ con vịt căng phồng lên bằng cách lấy ống của lá đu đủ thổi rửa qua rượu tránh vịt có mùi tanh. Vịt được để ráo nước rồi nhúng nhanh vào nồi nước sôi sùng sục cho thịt se lại. Sau đó phết ra ngoài và cả trong bụng vịt một loại nước sền sệt, trong đó bao gồm mật ong, ít xì dầu, đường mạch nha… tạo nên một màu nước quánh, nâu vàng.
Bụng vịt được nhồi nhiều thứ gia vị hái được trong rừng, trong đó đặc sắc nhất là lá mắc mật rồi khâu lại, để khoảng 2 đến 3 tiếng để thịt vịt ngấm gia vị rồi mang nướng nhẹ trên lò than hồng cho đến khi màu da vịt chuyển từ vàng sang nâu sẫm mới cho vào chảo mỡ đã phi xả, ớt, gừng…. hay dầu lạc nóng già đều tay lật con vịt qua lại. Khi ăn vịt quay, dân địa phương không bao giờ dùng nước mắm hay xì dầu. Họ có một loại nước chấm tự mình pha chế. Đó là thứ nước sóng sánh lấy từ bụng con vịt đã được quay chín cùng với một vài vị độc chiêu “bí truyền”.
Vịt quay Lạng Sơn
Vịt được chặt ra từng miếng, hoặc dùng tay mà xé, béo mà không ngậy, ngọt mặn và có chút gì như nhân nhẩn chát, đắng của lá rừng. Đến với Lạng Sơn, nhâm nhi miếng vịt quay bên bình rượu Ngon – cũng là một đặc sản không thể bỏ qua của mảnh đất xứ Lạng, bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị thơm ngon đậm đà có một không hai của món đặc sản này. Đơn giản, dân dã, bình dị mà vương vấn mãi trong lòng thực khách!
Giá một con vịt quay lạng sơn tại hà nội giá bao nhiêu tiền 1 con hoặc 1kg mới nhất 2021- Vịt quay loại to: 290.000đ/con
- Vịt quay loại nhỏ: 270.000đ/con
- Vịt quay đĩa to: 150.000đ/đĩa
- Vịt quay đĩa nhỏ: 130.000đ/đĩa
- Vịt hấp: 100.000đ/đĩa
- Vịt rút xương áp chảo cháy tỏi: 150.000đ/đĩa
- Vịt rang muối: 140.000đ/đĩa
- Vịt cay thiết bản: 145.000đ/đĩa ...vv
Cách làm vịt quay Lạng Sơn
Làm món vịt quay Lạng Sơn chưa biết rõ về kết hợp các loại gia vị thì để làm ra được một con vịt quay ngon đúng chuẩn thì quả là một điều rất khó. Nhưng ngày nay thì mọi chuyện đã đơn giản hơn nhiều, với nguyên liệu dễ tìm và phổ biến kệt hợp với gia vị vịt quay Lạng sơn được trộn sẵn thì để làm được món vịt quay chuẩn vị sẽ nằm trong tầm tay của bạn.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Một con vịt cỏ hoặc vịt siêu nạc
- 20 gram lá móc mật tươi
- 10gr bột giạ vị vịt quay Lạng Sơn trộn sẵn
Cách chế biến vịt quay Lạng Sơn
- Vịt cỏ: Được làm sạch lông, mổ bụng, chú ý chỉ mổ một lỗ tròn phía dưới bụng. Hiện tại công đoạn này thường không phải làm vì vịt thường được mua sẵn tại lò mổ. Khi mua mình chú ý cách lựa chọn vịt sao cho ngon là được.
- Lá mắc mật tươi: Thái thành sợi tương đối mỏng, khoảng 0.5cm
Trộn lá mắc mật + bột gia vị vịt quay lạng sơn với nhau, thêm 30ml nước để cho hỗn hợp được quyện đều hơn. Sau đó nhồi tất cả các nguyên liệu vào bụng vịt và tiến hành khâu lại.
Cách sơ chế bên ngoài trước khi quay vịt
- Việc đầu tiên chúng ta làm là cần thắt nút tại phần dưới và trên của cổ vịt. Sử dụng dây cói để thắt là tốt nhất. Vì dây cói là cây thiên nhiên, ngoài ra không bị đứt trong quá trình quay trên lửa. Tới đây mình xin giải thích tại sao phải thắt nút như vậy ở cổ của vịt. Vì khi bơm hơi để tách phần da của vịt, không khí sẽ không bị thoát ra bên ngoài.
- Khi hoàn thành xong công đoạn trên, chúng ta tiến hành làm căng phồng da vịt bằng cách lấy bơm xe đạp, cắm vào phía đùi vịt và bơm cho da vịt phồng lên. Cách này sẽ làm da vịt quay sẽ giòn và ngon hơn.
- Nhúng toàn bộ con vịt vào nước sôi và lấy ra ngay. Với cách làm như vậy sẽ làm cho da vịt săn lại, khi thành phẩm làm da vịt giòn hơn và thời gian giòn kéo dài hơn.
- Hong vịt khô trước quạt gió khoảng 2-5 tiếng. Đồng thời làm cho gia vị được thấm đều hơn.
- Trong quá trình quay vịt, cần chú ý đừng để than quá lớn, mỡ của vịt chảy ra nhiều sẽ làm cháy da.
Những lưu ý khi làm món vịt quay Lạng Sơn
Lựa chọn vịt để quay.
Tiêu chí này là tiêu chí quan trọng nhất để làm nên độ ngon của món ăn. Vịt mang đi quay phải là loại vịt cỏ, tốt nhất nên chọn loại vịt cỏ được chăn thả tự nhiên. Không nên chọn loại vịt quá non, vì khi quay vịt non thì trọng lượng vịt khi quay sẽ bị hao hụt khá nhiều, chất thịt của vịt không chắc, khi quay vịt dễ bị nứt da, nhìn sẽ không đẹp mắt. Mặt khác khi ăn rất dễ có múi hôi của lông măng.
Không nên chọn vịt quá già vì vịt già thịt sẽ rất dai. Chỉ nên chọn vịt đã trưởng thành, có thịt chắc, không quá nhiều mỡ, cầm lên nặng tay.
Lựa chọn quả mắc mật.
Tiêu chí này cũng khá là quan trọng, nếu khâu này chọn đúng nguyên liệu thì sẽ có một điểm cộng cho hương vị của món vịt quay Lạng Sơn. Quả mắc mật là linh hồn trong món vịt quay Lạng Sơn nên các chọn nguyện liệu cũng phải cần tỉ mỉ.
Không nên chọn quả mắc mật quá khô, hoặc đã mốc. Quả mắc mật được chọn phải có một độ dẻo nhất định, vì chính những quá như vậy mới thực sự là quả chín. Quả có màu nâu, không quá đen. Quả màu đen là loại quả được sấy qua lò than.
Lựa chọn lá mắc mật.
- Lá mắc mật được chọn không quá non. Lá mắc mật non tuy ngửi có mùi thơm hơn lá loại bánh tẻ, tuy nhiên lá độ thơm của lá không giữ được lâu trong quá trình quay.
Quá trình quay vịt.
- Không nên lạm dụng quá nhiều mật ong và giấm để quét lên mình vịt. Chỉ cần dùng lượng vừa phải hoặc không cần dùng cũng được.
- Trong quá trình quay vịt, không nên để than quá đượm, chỉ nên gạt than qua hai bên để vịt có thể chín từ từ.
- Thường xuyên lấy cọ quét đều lên mình vịt trong quá trình quay. Tránh tình trạng vịt bị cháy cục bộ, da vịt bị loang lổ, nhìn không được đẹp mắt.
Hà Nội hiện tại có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện:
- 12 Quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông.
- 1 Thị xã: Sơn Tây
- 17 Huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì.